Trang chủ:
Trinh ĐếFanpage:
https://www.facebook.com/trinhde.vnChư vị Thành chủ thân mến!
Nếu hỏi về vị Quân sư kiệt xuất nhất thời Tam Quốc, ắt hẳn phần lớn mọi người sẽ nghĩ tới cái tên Gia Cát Lượng. Hẳn rồi, Gia Cát Lượng được người đời sau đánh giá chính là một quân sư, chiến lược gia xuất sắc nhất thời Tam Quốc. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về con người được ví là "thiên tài quân sự kiệt xuất nhất" sau thời Tôn Tử mà lịch sử Trung Quốc đã sản sinh.
Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, vôn là người đất Dương Đô đời Thục Hán. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau ông tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh.
Gia Cát Lượng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, thạo binh pháp thiện thi ca, am kỳ môn độn giáp, không gì không thông. Quả là một nhân tài kiệt xuất ở đời vậy!
Hạ sơn phò tá Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ.Bàn về nhân kiệt ở đời, Tư Mã Huy từng nói: Được một trong hai Ngọa Long(Khổng Minh) và Phượng Sồ (Bàng Thống) ắt sẽ được thiên hạ. Chính bởi thế Lưu Bị một lòng cầu hiền, ba lần hạ cố đến lều cỏ mời Gia Cát Lượng về phò giúp.
Gia Cát Lượng tuy rằng biết số nhà Hán đã tận nhưng cảm cái ơn tri ngộ của Lưu Bị nên đành hạ sơn giúp Lưu Bị. Ngay trong lều cỏ, Gia Cát Lượng đã tiên liệu về thế chân vạc chia ba thiên hạ, là tiên liệu cho xu thế thời Tam Quốc lừng danh.
Xích Bích Đại Chiến lừng danh thiên cổ.Thủa mới về với Lưu Bị, các mãnh tướng như Quan Vũ, Trương Phi tỏ ý không phục. Tuy nhiên chỉ với tài cầm binh khiển tướng, xếp đặt kỳ binh đã khiến Tào Tháo đại bại trong trận Bác Vọng, Tân Dã. Từ đó các mãnh tướng nước Thục đối với Gia Cát Lượng càng thêm kính nể.
Tuy nhiên phải đến Đại chiến Xích Bích thì thiên hạ mới biết Gia Cát Khổng Minh kiệt xuất thế nào. Về ngoại giao, ông một mình "đại chiến" quần nho Đông Ngô. Kế đó thuyền cỏ đoạt tên, lập đàn Thất Tinh cầu gió Đông, dự tiên cơ phục binh ở Hoa Dung ... kế nào cũng quỷ khốc thần sầu. Ngay như Chu Du tài năng là thế, song trước Gia Cát Lượng chỉ đành chua xót thốt lên: "Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng"; kế đó uất ức rồi chết.
Một đời tận lực vì nước, đến chết mới thôi.Sau khi Lưu Bị mất,
Gia Cát Lượng một lòng phò nhà Thục Hán. Ông dốc hết tâm lực, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi.
Để ổn định trong nước, ông dùng mưu kế 7 lần bắt xong lại thả Mạnh Hoạch đến tâm phục khẩu phục mới thôi. Kể từ đó Nam man thề một lòng thuần phục nhà Thục Hán. Kế đó tích lũy lương thảo, thao rèn quân sĩ mục đích phạt Ngụy. Ông còn phát minh ra Thần nỗ liên hoàn, trâu máy ngựa gỗ vận lương làm kinh hãi thiên hạ.
Trong sáu năm
Gia Cát Lượng cả thảy Bắc phạt năm lần. Dùng kế thu phục Khương Duy, Không Thành Kế dọa Tư Mã Ý. Lửa thiêu hang Thượng Phương hãm cha con Tư Mã tuyệt đường ... đây đều là những chiến tích vang dội, cổ kim khó thấy. Song Hậu chủ Lưu Thiện vô năng, số mệnh nhà Hán đã tận, một mình Gia Cát Lượng khó lòng xoay chuyển càn khôn. Gia Cát Lượng lao lực mà mất, thọ 53 tuổi. Ông đã đoán ra thọ mệnh của mình, đại nghiệp đành phó thác cho Khương Duy, trước đó còn bày kế trừ Ngụy Diên.
Cuộc đời của Thiên tài quân sự kiệt xuất nhất Tam Quốc chính là như thế!
Ngọa Long Hạ Sơn. Trinh Đế chấn động!Trong bản update sắp tới, Gia Cát Ngọa Long sẽ chính thức xuất thế. Chư vị Thành chủ đã chuẩn bị mời quân sư thiên tài này về chưa?
[SF]